Đang tải...

message Email zalo

Tác hại của nấm mốc đối với kính hiển vi và một số lời khuyên khi sử dụng kính

14 Tháng 10, 2018

Khái quát về nấm mốc

Có thể hiểu, nấm mốc là một loài sinh vật chân hạch. Các tế bào của nấm mốc không chứa diệp lục như đa số tế bào thực vật khác. Đây là một loài thực vật sống ký sinh và có vách tế bào được cấu tạo chủ yếu từ chitin.

Nấm mốc có nhiều hình dạng như hình trứng, hình sợi (ở thể đơn bào) và sợi có vách ngăn (ở thể đa bào), tế bào chất của loài sinh vật này chứa nội mạc, không bào và ty thể. Chúng sản qua 2 hình thức sinh sản: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Các loại nấm mốc thường gặp bao gồm Mucor, mốc trắng và mốc xanh. 

Nấm mốc Mucor thường mọc ở các loại hạt, thức ăn gia súc, thực phẩm. Đây là một loại nấm vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.  Loại mốc này có ty khuẩn đơn bào phân nhánh. Ban đầu, hình thái của mốc mucor có màu trắng, sau đó chuyển thành màu xám và phát triển thành một khối mịn, khi bị ẩm biến thành một lớp lông tơ màu xanh.

Bên cạnh mốc mucor, nấm mốc trắng cũng vô cùng phổ biến. Mốc trắng là một loài nấm mốc có hình dạng sợi, phân nhánh. Tuy được gọi là mốc trắng nhưng chúng lại trong suốt và gần như không có màu.

 

Mốc khúc Aspergillus

Mốc xanh là tên gọi chung của một số loài nấm có bào tử màu xanh lá cây. Trong đó đặc trưng nhất là mốc Aspergillus và Penicillium. Các loại nấm này thường xuất hiện ở những khu vực nhiều độ ẩm và đây cũng là một trong những  nguyên nhân khiến thực phẩm hư hỏng.

Nấm mốc trên kính hiển vi

Một trong những vấn đề mà người sử dụng kính hiển vi hay gặp nhất là việc kính hiển vi bị nấm mốc tấn công. 50% các thấu kính mất phẩm chất vì có một lớp mờ phủ tạo nên bởi một vài loại nấm. Những nấm này gồm 2 loại: Aspergillus restrictus và Eurotiumtonophilum Ohtsuki. Hai loại này đều thuộc vào giống Aspergillus. Các loài Aspergillus có tính ưa khí cao và tìm thấy trong hầu hết các vùng môi trường giàu oxy, ở đó chúng thường phát triển như mốc trên bề mặt các chất cần có nhu cầu oxy cao. 

Dù ở trong môi trường có ít hơi nước nhưng nấm mốc vẫn có điều kiện phát triển và gây hại cho kính hiển vi do áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm có thể đạt tới 200 atm. Khả năng đó cho phép các tế bào nấm hút được hơi nước trong khí quyển một cách dễ dàng. Tuy nhiên khả năng hút được hơi ẩm quá cao đó lại có thể phá vỡ các tế bào của nấm khi chúng được đặt trong môi trường có độ ẩm 100% hay được dìm trong nước. Trái lại nếu áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm thấp dưới 10 atm thì chúng vẫn sống được ngay cả khi bị dìm trong nước.

Tác hại của nấm mốc đối với kính hiển vi

Sự sinh sôi nảy nở của nấm mốc trên thấu kính sẽ làm giảm chất lượng của các thấu kính một cách đáng kể do thấu kính bị phủ một lớp mờ mốc, làm mất tính trong suốt và các sợi nấm phân tán ánh sáng làm cho ảnh mất sắc nét.

Tuy nhiên, thường chúng ta vẫn có thể lau chùi được vì dù nấm mọc được trên mặt thấu kính, rễ của nó thường chưa bám chặt vào bề mặt của thấu kính.

Trường hợp không may rễ nấm để lại những vết ăn mòn khiến độ trong suốt của kính không cứu vãn được nữa do có các sợi nấm bám vào bề mặt thấu kính. Nếu để lâu, hơi nước tích tụ lại, hòa tan với một axit hữu cơ do nấm tiết ra và ăn mòn mặt bóng của thấu kính. Khi đó, chỉ còn cách thay thế các thấu kính mới.

Lời khuyên cho bạn

Để bảo vệ chống nấm trong điều kiện tự nhiên cho kính hiển vi, bạn cần tạo ra một môi trường chống nấm mốc đủ tốt, đó là một môi trường khô, có độ ẩm thấp, nhiệt độ đủ thấp, thoáng gió, bề mặt không có chất dinh dưỡng và thỉnh thoảng được phơi nắng.

Nhân viên Trung tâm T-Service đang thực hiện bảo trì miễn phí cho khách hàng đang sử dụng kính Carl Zeiss

Ngoài ra, người sử dụng kính phải linh hoạt xử lý sớm trước khi kính bị nấm mốc tấn công. Nếu nhìn vào một tiêu bản bệnh phẩm thông qua thị kính trên KHV và nhìn thấy một hình ảnh nhòe, mờ không rõ nét, khi đó, hãy focus vào thấu kính, nếu vết mờ vẫn còn tồn tại, chúng ta có thể lấy dầu lau trên bề mặt thấu kính cho sạch.

Khi chọn một vị trí để kính, hãy chọn một nơi an toàn và xa nguồn nước. Một điều nữa nên chú ý là không nên dùng loại dầu lau kính không có tên trong danh mục dầu chuyên dụng cho KHV để lau chùi các thấu KHV vì có thể gây ra các vết xước cho thấu kính.

Nguồn: Tổng hợp

Thông báo
Đóng