Đang tải...

message Email zalo

Sử dụng hệ thống Cellsearch để nghiên cứu biến chứng của Covid-19

20 Tháng 08, 2021

COVID-19 và nội mô

Mục tiêu chính của SARS-CoV-2 là các tế bào biểu mô của phổi (1), thông qua thụ thể Angiotensin Converting Enzyme-2 (ACE-II), cũng được biểu hiện trên các tế bào nội mô (EC) (2). Các bằng chứng gần đây cho thấy SARS-CoV-2 lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào nội mô và gây viêm nội mô lan tỏa (3).

Do đó, SARS-CoV-2 nhắm mục tiêu trực tiếp vào cả hai thành phần của hàng rào biểu mô-nội mô.

Nội mạc bị tổn thương và hoạt hóa có thể góp phần vào một chuỗi dây chuyền gây viêm, kéo dài và khuếch đại tổn thương phổi và suy hô hấp, đồng thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất là Hội chứng rối loạn hô hấp cấp tính (ARDS).

COVID-19 và các biến chứng tim mạch

Mặc dù các biểu hiện lâm sàng chính của COVID-19 là các triệu chứng về đường hô hấp, các bài công bố báo cáo rằng, ở một số bệnh nhân có các biến chứng tim mạch liên quan (4, 5) và những biến chứng này có thể dẫn đến tổn thương cơ tim cấp tính và tổn thương mãn tính cho hệ tim mạch.

Tổn thương nội mô và hậu quả là đông máu được báo cáo là thường gặp ở các ca COVID-19 nghiêm trọng bởi các bác sĩ lâm sàng Trung Quốc (6) và họ cho rằng viêm nội mô COVID-19 có thể giải thích sự suy giảm chức năng vi tuần hoàn toàn thân ở các lớp mạch máu khác nhau (3) và có thể có ý nghĩa đối với việc điều trị.

Tế bào nội mô tuần hoàn như là một dấu ấn sinh học tiềm năng cho sự tổn thương nội mô và các biến chứng tim mạch do COVID-19 gây ra

Tế bào nội mô tuần hoàn (CEC) là một dấu hiệu đặc hiệu và nhạy cảm của tổn thương nội mô trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau và sự gia tăng số lượng CEC đã được cho rằng có liên quan đến các vấn đề tim mạch (7-14).

Số lượng CEC có thể giống với tổn thương nội mô phổi và toàn thân và sự gia tăng số lượng CEC có thể dự đoán mức độ kích hoạt dây chuyền gây viêm.

Do đó, số lượng CEC có thể trở thành một dấu ấn sinh học tiềm ẩn đối với nguy cơ kích hoạt chuỗi dây chuyền đông máu, các biến cố mạch tim và khởi phát suy hô hấp nặng khi nhiễm SARS-CoV-2.

Sử dụng hệ thống CELLSEARCH để nghiên cứu về Tế bào Nội mô Tuần hoàn

Hệ thống CELLSEARCH, kết hợp với Bộ kit tế bào nội mô tuần hoàn CELLSEARCH, có thể đếm các CEC bằng cách bắt giữ các tế bào dương tính với CD146 bằng miễn dịch từ tính. Công nghệ này đã được kiểm chứng rộng rãi ở các cơ sở khác nhau, chẳng hạn như các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tự miễn dịch (10-14).

Số lượng CEC và sự thay đổi của số lượng này trong thời kỳ mắc COVID-19 có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học trong các nghiên cứu đánh giá nguy cơ biến cố tim mạch và sự khởi phát của suy hô hấp nặng.

 Hiện nay Thăng Long Instruments đang cung cấp các thiết bị của hãng Menarini Silicon Biosystems, bao gồm cả CELLSEARCH. Xin liên hệ để biết thêm chi tiết.

Tài liệu tham khảo

  1. Wan Y. et al J Virol 2020
  2. Hamming I. et al, J Pathol 2004
  3. Varga Z. et al, Lancet 2020
  4. Huang C. et al, Lancet 2020
  5. Zheng Y. et al, Nat Rev Cardiol 2020
  6. Webinar co-sponsored by Chinese Cardiovascular Association and American College of Cardiology
  7. Dignat-Gearge F. et al Eur J Hematology, 2000
  8. Rowand L. et al Cytometry 105-113;2007
  9. Erdbruegger U et al Curr Stem cells Therapy and Research 5, 294-300;2010
  10. Almici et al. Transplantation 98, 706-12;2014
  11. Almici et al. Bone Marrow Transplantation 56, 1637-42; 2017
  12. Almici et al. Scientific Report 9:87; 2019
  13. De Simone C et al. J Eur Acad Dermatol Venerol 28 (5) 590-6;2014
  14. Damani et al. Sci Trans Med, 2012
Thông báo
Đóng