Đang tải...
“Kính hiển vi thực sự hấp dẫn” – Giáo sư Martin S.Fischer thuộc Viện Động vật học và Tiến hoá tại Đại học Jena, giám đốc Bảo tàng Phyletic Jena trong gần ba thập kỷ cho biết. Ống đã sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu mẫu vật độc đáo nhất của ông – các phần mô mỏng của bốn phôi voi. Những phôi voi này được ông thu thập trong một chuyến đi thực địa đến Châu Phi vào những năm 1950 sau khi những con voi mẹ được tìm thấy đã chết. Các mẫu vật sau đó được bảo quản, cắt lát, nhuộm Azan và đặt trên các lam kính trong thời gian Fischer ở Tuebingen, Đức. Những mẫu này rất đặc biệt vì chúng là mẫu hiển vi phôi voi duy nhất trên thế giới. Fischer tin rằng việc giúp tất cả các nhà khoa học có thể nghiên cứu những mẫu vật quý hiếm này là điều cần thiết.
Fischer và các hình ảnh chụp CT phôi voi
Các phôi voi trên lam kính được lưu trữ.
Làm cho toàn thế giới có thể tiếp cận
Viện Động vật học sử dụng hệ thống kính hiển vi quét lam ZEISS Axioscan để vừa bảo tồn dữ liệu từ các lam kính voi, vừa tạo ra một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số để dễ dàng chia sẻ với các nhà khoa học trên toàn thế giới. Hệ thống hình ảnh tự động này có thể quét các lam kính voi cả ngày lẫn đêm mà chỉ cần sự can thiệp tối thiểu từ nhân viên bảo tàng. Mỗi mẫu vật đã được cắt thành khoảng 6.700 lát và gắn vào 1695 lam kính thuỷ tinh. Tuỳ vào kích thước của từng phần, có thể mất tới 40 phút để có được hình ảnh mong muốn của một lam kính với độ phân giải cao. ZEISS Axioscan cho phép hoạt động với thông lượng cao, hình ảnh độ phân giải cao và toàn bộ các mẫu này đều được số hoá.
Hệ thống kính hiển vi quét lam ZEISS Axioscan trong bảo tàng Jena Phyletic.
Việc này cũng sẽ thiết lập một cơ sở dữ liệu trung tâm để làm cho cộng đồng khoa học trên toàn thế giới có thể tiếp cận được với các lam kính voi này.
“Làm cho bí quyết và kiến thức có thể truy cập trên toàn thế giới, tạo ra sự minh bạch trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ và tư vấn cho các nhóm khác là mục tiêu cuối cùng của tôi. Để thành lập một trung tâm năng lực cho các phần mô phỏng mô học và đưa tất cả các kho báu ẩn giấu từ kho lưu trữ bảo tàng ra ánh sáng, đây là những gì các nhà khoa học như tôi đang sống.” – GS. Martin S.Fischer
Ernst Haeckel
Ernst Haeckel là một nhà khoa học và là người sáng lập Bảo tàng Jena Phyletic (1907). Haeckel coi quan hệ đối tác với ngành công nghiệp là quan trọng đối với sự tiến bộ của khoa học và cũng đang hợp tác với ZEISS vào thời điểm đó. Dự án của Fischer theo bước chân của Haeckel đã hợp tác với ZEISS để thực hiện những khám phá mới.
Ngoài ra, một cộng tác viên của Fischer vừa có một khám phá tuyệt vời. Trong khi dọn dẹp gác mái của bảo tàng, một chiếc tủ với 400 lam kính của Haeckel đã được tìm thấy dưới 50.000 mẫu côn trùng đang chờ được số hoá. Hầu hết những con sứa và sinh vật đơn bào dạng ống này được thu thập trong cuộc thám hiểm Challenger 1872-1876 của John Murray. Rất có thể các mẫu vật này được dán nhãn bằng tay, được sắp xếp bởi Haeckel và hiện đang chờ để được số hoá hệ thống. Các định dạng của lam kính này không phổ biến và thuốc nhuộm của chúng bị mờ dần. “Nhận biết và tái tạo các slide và vết nhuộm cũ giúp bảo tồn các phần sinh học” - Fischer nói.
Các slide mẫu vật của Haeckel được tìm thấy trong tủ được đặt trên gác mái của bảo tàng Jena.
Tuy nhiên, do độ dày của các slide cũ nên không thể được số hoá bằng ZEISS Axioscan. Cùng với nhóm của Fischer, ZEISS đang nghiên cứu một giải pháp sáng tạo để tự động số hoá các slide này với chất lượng hình ảnh tốt.
Hiện nay, Thăng Long Instruments đang cung cấp các sản phẩm kính hiển vi của Carl Zeiss. Liên hệ tới hotline 0974540000 để biết thêm chi tiết.
Link bài báo: https://blogs.zeiss.com/microscopy/en/elephants-under-the-microscope