Đang tải...

message Email zalo

GIỮA GIỚI HẠN PHÁT HIỆN CỦA THIẾT BỊ (IDL) VÀ ĐỘ NHẠY CỦA THIẾT BỊ: ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ TỐT HƠN ĐỂ LỰA CHỌN HỆ THỐNG LC-MS/MS? 

14 Tháng 12, 2023

 

  1. Giới thiệu 

Thông thường, khi so sánh cấu hình giữa các thiết bị LC/MS với nhau, người sử dụng thường so sánh độ nhạy của máy theo hai giá trị là độ nhạy của thiết bị tính theo S/N (signal to noise hay tín hiệu trên nhiễu) và giá trị giới hạn phát hiện của thiết bị (Instrument detection limit). 

Cả hai giá trị này đều sử dụng tín hiệu của Reserpine cho mode dương và Chloramphenicol cho mode âm. Vậy hai giá trị trên được tín như thế nào và giá trị nào thì tốt hơn cho khách hàng tham khảo? 

  1. Các xác định S/N và giá trị IDL 

- S/N: Thông thường, trong sắc ký, người ta thường lấy chiều cao peak của hợp chất để tính Tín hiệu (Signal ) và chiều cao của nền xung quanh peak để tính nhiễu nền (Noise). Cách tính S/N được xem là cách dễ áp dụng nhất để tính độ nhạy của thiết bị hoặc độ nhạy của phương pháp. Người ta có thể xác định giới hạn phát hiện của phương pháp (LOD) thông qua cường độ S/N, tuy nhiên cách này thường ít được áp dụng, phương pháp tính này có thể thay đổi giá trị S/N tùy thuộc vào cách người ta chọn vùng xác định chiều cao peak hoặc do thuật toán của máy mà dễ cho kết quả có sự chênh lệch đáng kể. 

What's the Most Meaningful Standard for Mass Spectrometry: Instrument  Detection Limit or Signal-to-Noise Ratio?

- Giới hạn phát hiện của thiết bị (IDL) là lượng chất phân tích tối thiểu để tạo ra tín hiệu có thể phân biệt được về mặt thống kê trên nhiễu nền.

 

IDL được xác định như sau: 

IDL = t x SD 

Trong đó: - t là hệ số phân phối t-student với mức tin cậy 99% với số bậc tin cậy là (n-1). 

  • SD là giá trị độ lệch chuẩn của n lần tiêm có được. 

Ví dụ: Trong phép đo xác định giá trị IDL của hệ thống LC/MS ở chế độ mode dương (positive mode) với chất được sử dụng là reserpin, tiêm 10 lần lặp với lượng chất là 5 fg. Trong trường hợp này t bằng 2.821 với mức tin cậy 99% và bậc tự do bằng 9 ( f  = n -1 = 10-1 = 9). RSD% tính được là 7.2%. 

Vậy IDL = 2.821 x ( 7.2 /100) x 5 fg = 1.02 fg. 

Do đó, lượng reserpin lớn hơn hoặc bằng 1.02 fg có thể phát hiện và phân biệt với nhiễu nền với mức xác suất là 99%. 

  1. Tại sao lại lựa chọn giá trị IDL thay vì S/N để đánh giá độ nhạy của thiết bị? 

- Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (S/N) là thước đo độ nhạy của phép đo phổ khối thường được sử dụng và rất hữu ích khi dễ dàng đo được nhiễu. Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển để cải thiện độ đặc hiệu của phép đo, việc sử dụng S/N để so sánh các hệ thống phát hiện có độ nhạy cao ngày càng trở nên khó khăn do mức nhiễu cực thấp.        

- S/N có thể được tính bằng thuật toán có thể làm tăng giá trị số liệu. Mỗi thuật toán hơi khác nhau và sẽ tạo ra các kết quả khác nhau, ngay cả với cùng một mẫu. Nhiều thuật toán cũng được thiết lập để tìm kiếm khu vực có độ nhiễu thấp nhất có thể trong cửa sổ thời gian hẹp và áp dụng làm mịn nhân tạo, làm sai lệch số liệu. Ngoài ra, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu được xác định từ một lần tiêm duy nhất, đại diện cho việc lấy mẫu n=1.

- Trong khi đó, IDL tuân theo hướng dẫn của các tổ chức lớn như IUPAC cho phép tính tương tự xác định giới hạn phát hiện cho các phương pháp phân tích. Phương pháp này đảm bảo về mặc thống kê với khoảng tin cậy 99% với phân phối student. So với việc tính bằng S/N thì IDL được tiêm lặp từ 10 lần tiêm so với tiêm 1 lần của S/N.  

Do đó, khi tham khảo độ nhạy của thiết bị, IDL là một giá trị cho phép đánh giá tốt hơn cách tính S/N của thiết bị chỉ từ một lần tiêm.  

Hiện nay Sciex TripleQuad 7500 là một trong những thiết bị tuyệt vời với S/N cho cho hai chế độ mode âm và dương là 3,000,000:1 cũng như giá trị IDL cho hai chế độ mode âm và dương là 0.28 fg reserpin (mode dương) và 0.28 fg chloramphennicol (mode âm) trên 1 fg khối lượng chất phân tích được tiêm.  

Khách hàng quan tâm vui lòng tham khảo thêm tại đây: SCIEX- LCMSMS

NGUỒN: INTERNET

Thông báo
Đóng