Đang tải...
Điện tâm đồ nói lên điều gì?
Điện tâm đồ là một phương pháp để theo dõi hoạt động điện của tim rất phổ biến hiện nay, hầu như các cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng điện tâm đồ như một Phương tiện chẩn đoán chính cho các bệnh lý tim mạch. Vậy xét nghiệm điện tâm đồ để làm gì, việc đọc điện tim sẽ phát hiện được bệnh lý nào?
1. Điện tâm đồ là gì?
Điện tâm đồ viết tắt là ECG, là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.
2. Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ
Tim người có 4 buồng để chứa và bơm máu, 2 phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ, 2 phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất.
Máu theo tĩnh mạch từ các cơ quan trong cơ thể trở về tâm nhĩ phải, máu từ phổi trở về tâm nhĩ trái. Tâm nhĩ trái bóp sẽ bơm máu vào tâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào tâm thất phải. Sau đó tâm thất phải sẽ bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống cơ quan cơ thể. Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ vào hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.
Trong tâm nhĩ phải có nút xoang gồm các tế bào có khả năng phát ra xung điện. Xung điện này truyền ra các cơ xung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P trên điện tâm đồ). Sau có dòng điện tiếp tục truyền theo một chuỗi tế bào đặc biệt đến nút nhĩ thất nằm gần vách liên thất, rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ xung quanh (tạo ra loạt sóng QRS) làm hai tâm thất co bóp. Sau đó, các xung điện giảm đi, tâm thất giãn ra (tạo nên sóng T).
Tóm lại, cơ chế hoạt động điện tâm đồ như sau: các tế bào trong buồng tim sẽ tạo ra một xung điện khi tim hoạt động, những xung điện này đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền và được điện tâm đồ ghi lại thành các tín hiệu điện. Một số bệnh như rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực có thể được phát hiện sau khi tiến hành điện tâm đồ. Do đó, điện tâm đồ có vai trò rất quan trọng và thường xuyên được tiến hành trong bệnh viện.
Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ như thế nào?
3. Xét nghiệm điện tâm đồ để làm gì?
Xét nghiệm điện tâm đồ ghi lại các biến đổi của dòng điện dẫn truyền trong tim, từ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý như: rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim cấp, tâm phế mạn, rối loạn các chất điện giải trong máu, dày thành cơ tim.....
Cụ thể cách đọc điện tim như sau:
Điện tâm đồ được chỉ định trong nhiều trường hợp: người cao tuổi (có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao), người bị tăng huyết áp, mắc các rối loạn chuyển hóa lipid máu (tăng mỡ máu), đái tháo đường, hút thuốc lá, đau thắt ngực, có triệu chứng hồi hộp trống ngực, khó thở, tiền sử có ngất hoặc nhập viện cấp cứu vì bất kể nguyên nhân gì... Nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch được phát hiện tình cờ qua điện tâm đồ (mặc dù người bệnh không có triệu chứng như đau ngực, hồi hộp hay khó thở...).
4. Lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ
Lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ
Sự khác nhau giữa máy điện tim 3, 6, 12 kênh
Máy điện tim là thiết bị quan trọng trong các phòng khám mạch, các bệnh viện giúp chuẩn đoán một số triệu chứng về tim như thiếu máu tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…
Máy điện tim là thiết bị quan trọng trong các phòng khám mạch, các bệnh viện giúp chuẩn đoán một số triệu chứng về tim như thiếu máu tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…
Máy điện tim có nhiều loại khác nhau và được sử dụng phổ biến gồm có:
Sự khác nhau giữa máy điện tim 3, 6, 12 kênh:
Sự khác nhau về số kênh ở đây là cách phân loại theo số kênh ghi đồng thời (lần lượt ghi từng đạo trình). Loại đơn giản nhất là máy điện tim 1 kênh dùng để xách tay có kích thước và khối lượng nhỏ. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay là các loại máy đo điện tim 3 kênh, máy đo điện tim 6 kênh, máy đo điện tim 12 kênh được sử dụng trong các phòng khám, bệnh viện.
Chúng không chỉ có khả năng ghi điện tim đồng thời nhiều đạo trình mà còn ghi các quá trình khác liên quan đến hệ tim mạch như âm tim, nhịp đập của mạch, áp suất mạch máu….
Ví dụ:
- Máy điện tim 1 kênh in ra chỉ 1 kênh trong cùng thời gian, kênh khác phải chờ
- Máy điện tim 3 kênh in ra 3 kênh cùng lúc, lần lượt 3 cặp một, hoặc đạo trình nhịp kéo dài.
- Máy điện tim 6 kênh in ra 6 kênh cùng lúc, lần lượt 6 cặp 1 hoặc dạng khác như 3 đạo trình + nhịp,..
- Máy điện tim 12 kênh tương tự,..
Mặc dù số lượng kênh của máy điện tim là khác nhau nhưng cấu hình với mỗi máy điện tim 3, 6, 12 kênh đều là giống nhau gồm 4 điện cực chi và 5-6 điện cực ngực.
Sự khác nhau giữa máy điện tim 3, 6, 12 kênh không ảnh hưởng đến kết quả đọc điện tâm đồ vì nhiều người cho rằng số kênh ảnh hưởng đến kết quả hiển thị. Thực ra càng nhiều kênh là để phát hiện các điện từ khác bên cạnh điện từ trường do tim đập như của mạch…Do dó tùy vào nhu cầu và quy mô bạn nên lựa chọn loại máy điện tim phù hợp.
Máy điện tim 12 kênh - ELI® 280/Hãng Welch Allyn