Đang tải...
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị.
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến. Người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa. Cận thị học đường là tình trạng các em trong độ tuổi đi học mắc tật cận thị. Cận thị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của các em học sinh. Cụ thể là nheo mắt khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến “cửa sổ tâm hồn” của trẻ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng ảnh hưởng đến quá trình học tập. Mắt trẻ sẽ nhìn kém, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ,… dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.
2. Nguyên nhân cận thị học đường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật cật thị ở lứa tuổi học sinh đó là, việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý, cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo.
Một thực tế nữa là, ở nhiều trường học hiện nay, với sĩ số học sinh quá đông nên giáo viên không thể rèn tư thế ngồi cho từng em, nhiều trẻ hiện nay ngồi học sai tư thế, thậm chí nhiều trẻ còn bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Khi ở nhà, việc phụ huynh không kiểm soát khi con cái đọc sách, xem ti vi quá nhiều cũng khiến trẻ dễ bị mắc tật khúc xạ.
Với công nghệ ngày càng hiện đại, trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt cũng phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12–14 tuổi.
Ngoài ra do yếu tố di truyền, thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.
Có thể thấy, tỷ lệ cận thị ngày một tăng nhanh phần lớn do các em không tự biết được triệu chứng của tật. Ngoài ra, phụ huynh cũng đã quá lơ là trong việc quan tâm đến các con.
Vậy để nhận biết được tật cận thị sớm nhất phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây:
Trẻ nhìn không rõ, lúc viết hoặc đọc thường cúi sát xuống bàn
Trẻ nhìn thấy chữ viết trên bảng bị mờ
Trẻ thường xuyên nghiêng đầu, nheo mắt
Trẻ đọc chữ thường bị nhảy dòng
Lúc xem ti vi hay chớp mắt, dụi mắt liên tục
Kết quả học tập giảm sút
Thông thường, các triệu chứng cho thấy trẻ bị cận thị tương đối rõ rệt và dễ phát hiện. Phụ huynh cần chú ý tới trẻ và quan sát để phát hiện tình trạng bệnh sớm.
Cận thị sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nếu nhìn kém, trẻ sẽ thường xuyên bỏ sót chữ khi đọc. Không nhìn thấy rõ chữ trên bảng viết sẽ ảnh hưởng đến việc chép bài, theo dõi bài giảng.
Ngoài ra, cận thị còn khiến cho trẻ ngại tham gia những hoạt động thể dục thể thao, những hoạt động cần nhìn xa gây đến những ảnh hưởng đến tâm lý cho trẻ. Trẻ có thể xa lánh với bạn bè, nếu để tình trạng đó tiếp diễn trong một thời gian dài có thể gây ra bệnh tự kỷ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ.
Độ tuổi học đường hệ thống thị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển, nếu không phát hiện kịp thời việc trẻ bị cận thị có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn đó là nhược thị và mắt bị lé.
Quá trình điều trị nhược thị và lé sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức. Vậy nên cha mẹ hãy lưu ý đến những biểu hiện của bé để phát hiện được tật khúc xạ kịp thời.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh cận thị học đường dưới đây để giúp trẻ tránh khỏi tật cận thị.
Với những bé dưới 18 tuổi mắc tật cận thị học đường chưa thể thực hiện phẫu thuật mắt được. Biện pháp tạm thời lúc này chính là đeo kính cận.
Tuy nhiên, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa mắt uy tín để thăm khám và đo đúng độ cận. Nếu không đeo kính hợp với độ cận sẽ gây tăng độ nhanh và gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài ra, cha mẹ cần đưa bé đi khám mắt 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra lại độ cận. Việc này sẽ giúp phát hiện được mắt bé tăng hay giảm độ để cắt loại kính mới phù hợp.
Để phòng ngừa được tật cận thị các bậc phụ huynh cần lưu ý những biện pháp dưới đây:
6.1. Đảm bảo môi trường học tập khoa học cho trẻ
Để hạn chế được nguy cơ cận thị, cha mẹ cần đảm bảo môi trường học tập khoa học cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn ghế tiêu chuẩn phù hợp với lứa tuổi của từng bé, cha mẹ hãy tham khảo và lựa chọn cho con mình những sản phẩm phù hợp nhất.
Ngoài ra, đèn học cũng cần được cha mẹ lưu ý. Những loại đèn LED có công suất dưới 13W là phù hợp để trẻ có thể học bài, đọc sách.
6.2. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Ngoài giờ học, cha mẹ hãy cho trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời. Tập thể dục thể thao không chỉ giúp ngăn ngừa cận thị mà còn nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Đưa trẻ đến các cơ sở khám mắt để khám mắt 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, B, E, omega 3,… để giúp mắt bé khỏe hơn.
6.4. Tổ chức khám sàng lọc chức năng thị giác cho trẻ
Khám sàng lọc thị lực cho trẻ mỗi học kỳ là công tác cần thiết mà các trường học, cơ sở giáo dục nên tổ chức thực hiện thường xuyên.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, nếu trẻ bị mắc tật cận thị bẩm sinh khi được phát hiện sớm và thực hiện điều trị kịp thời sẽ hạn chế được tình trạng mắt tăng độ nhanh. Do vậy, mỗi bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý về vấn đề cho con em mình tham gia chương trình khám sàng lọc này mỗi năm 1 đến 2 lần.
Hiểu được tầm quan trọng của việc sàng lọc tật khúc xạ để bảo vệ thị lực cho trẻ em, hãng Welch Allyn/Hill-rom – Mỹ đã phát triển máy Sàng lọc tật khúc xạ tự động – model VS100.
Máy sàng lọc tật khúc xạ tự động VS100 – Cuộc cách mạng trong kiểm tra thị lực trẻ em
Máy VS100 của hãng Welch Allyn/Hill-rom có khả năng ưu việt trong việc sàng lọc nhanh các tật về mắt, gồm:
• Cận thị
• Viễn thị
• Loạn thị
• Khúc xạ 2 mắt không đều
• Mắt bị lác
• Đồng tử không đều
- Kiểm tra tật khúc xạ cho trẻ từ 6 tháng tuổi
- Cho kết quả sau 1 cái chạm tay và hiển thị kết quả sàng lọc cả 2 mắt sau vài giây
- Dễ dàng chia sẻ dữ liệu dưới dạng bảng phân tích hoặc dạng danh sách
- Nhanh chóng lưu kết quả sàng lọc và xem lại phục vụ quá trình điều trị
Hà Chu (Tổng hợp)