Đang tải...
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, hiện tại không ghi nhận có tác dụng phụ đối với mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các chỉ định siêu âm có thể liên quan đến việc đánh giá những vấn đề sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.
Bên cạnh những kỹ thuật siêu âm cổ điển thì những kỹ thuật tiên tiến có thể được áp dụng khi bác sĩ cần những thông tin cụ thể hơn để chẩn đoán theo từng giai đoạn thai kỳ. Theo đó, siêu âm thai có những hình thức sau:
Kỹ thuật siêu âm này cho ra những hình ảnh rõ ràng, thích hợp thực hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Một đầu dò siêu âm kích thước nhỏ được đưa vào âm đạo để đánh giá tình trạng hiện tại của thai nhi và một số cơ quan vùng chậu. Từ đó đưa ra những chẩn đoán xác định về tình trạng thai sớm trong tử cung, xác định tuổi thai, tiên đoán ngày dự sinh hoặc những bất thường của mẹ và thai nhi trong giai đoạn này.
Phương pháp siêu âm này được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò trên bụng của thai phụ. Đối với thai phụ có thành bụng dày hoặc phôi thai còn nhỏ thì siêu âm qua thành bụng có thể sẽ khó quan sát rõ tình trạng thai. Lúc này, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo hoặc phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp khác.
Quy trình tương tự như siêu âm tiêu chuẩn. Siêu âm 3D, 4D ngoài khảo sát hình thái và dị tật thai nhi còn sử dụng một đầu dò và phần mềm đặc biệt, để tạo ra hình ảnh sắc nét về khuôn mặt thai nhi, chuyển động, trạng thái của em bé tại thời điểm siêu âm.
Nhằm mục đích: tầm soát nguy cơ tiền sản giật, đánh giá vòng tuần hoàn tử cung – nhau thai, đánh giá sức khỏe thai nhi (tuần hoàn thai nhi).
Siêu âm tim thai chi tiết được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ thai nhi có biểu hiện dị tật tim bẩm sinh. Siêu âm tim thai chi tiết khảo sát về hình thái, cấu trúc, hoạt động tim thai qua đó giúp phát hiện các bất thường bẩm sinh về tim thai.
Siêu âm giúp bác sĩ xác định bạn đang mang thai bao nhiêu tuần, giúp đưa ra ngày dự sinh, sự phát triển đến thời điểm hiện tại của thai nhi, hình thái học thai nhi,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thai phụ siêu âm nhiều lần để theo dõi khi có các bệnh lý mà thai nhi hay mẹ bầu mắc phải.
Những rối loạn về nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner, hội chứng tam bội thể… Tùy vào bệnh lý mắc phải mà mỗi thời điểm siêu âm sẽ phát hiện được các dị tật thai nhi.
• Xuất huyết bất thường tử cung – âm đạo
• Thai ngoài tử cung
• Thai ngừng tiến triển
• Sót nhau – thai
• Các biến chứng trong song thai một bánh nhau.
Các giai đoạn siêu âm thai
Ba tháng đầu của thai kỳ (khoảng 5 tuần đến 13 tuần 6 ngày) siêu âm có thể được thực hiện để:
• Xác nhận bạn đã mang thai
• Xác định có tim thai
• Xác định số lượng thai, bánh nhau, túi ối (trong trường hợp đa thai)
• Xác định tuổi thai và ước tính ngày dự sinh
• Chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai
• Đánh giá sự phát triển tương ứng với tuổi thai hay có bất thường thai nhi ở giai đoạn sớm thai kỳ
• Khảo sát hình thái học thai nhi giai đoạn I
• Đánh giá tử cung, phần phụ của mẹ
Ba tháng giữa của thai kỳ với một lần siêu âm quan trọng 20-25 tuần:
• Theo dõi sự phát triển với từng tuổi thai
• Siêu âm 4D hình thái học thai nhi giai đoạn II
• Đo chiều dài kênh cổ tử cung…
Ba tháng cuối của thai kỳ (sau 28 tuần đến trước khi sinh) siêu âm có thể được thực hiện để:
• Theo dõi sự phát triển với từng tuổi thai
• Đánh giá hình thái học thai nhi giúp phát hiện các dị tật thai nhi có thể mắc phải
• Đánh giá tình trạng nhau thai, nước ối để kiểm tra các vấn đề như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau bám màng, bánh nhau phụ… hay thiểu ối, đa ối…
• Chẩn đoán các vấn đề với buồng trứng hoặc tử cung
Bạn cần đi tiểu trước khi siêu âm thai, trong một số trường hợp như đánh giá nhau cài răng lược bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bạn nhịn tiểu.
Thông qua những chỉ số siêu âm thu được như chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi vòng đầu (HC), Chu vi vòng bụng (AC), chỉ số nước ối (AFI), nhịp tim thai (FHR)… bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, ngày dự sinh, đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi phù hợp với tuổi thai hiện tại.
Siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cho các bác sĩ xác định có thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn và có thể giúp phát hiện những bất thường thai qua đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh. Kỹ thuật siêu âm thai hiện nay đã có những tiến bộ vượt bậc như siêu âm 3D có khả năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều hay siêu âm 4D có công dụng giống 3D nhưng có thêm chức năng ghi nhận sự chuyển động.
Những ưu điểm của siêu âm thai có thể kể đến như:
• Đánh giá sự phát triển của thai nhi. Với siêu âm 3D, 4D, bác sĩ có thể phát hiện tốt hơn các dị tật về hình thái của thai nhi.
• Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đến hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ nào đối với cơ thể mẹ cũng như thai nhi, có thể kiểm tra nhiều lần tuy nhiên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
• Hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ sản khoa, giúp cha mẹ thấy được mặt mũi con khi còn trong bào thai (siêu âm 4D).
So với phần lớn ưu điểm, siêu âm thai chỉ có ít mặt hạn chế như khi thực hiện với sản phụ có thành bụng dày hoặc tư thế thai nhi không thuận lợi, sẽ hạn chế khảo sát rõ tình trạng của thai nhi.
Các thắc mắc liên quan đến siêu âm thai
Siêu âm là một kỹ thuật đến hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ, khi được sử dụng đúng cách, sẽ không gây hại cho thai nhi và mẹ bầu. Những ảnh hưởng lâu dài của việc tiếp xúc với siêu âm lặp lại nhiều lần đối với thai nhi vẫn chưa được biết đầy đủ. Khuyến cáo rằng siêu âm chỉ được sử dụng nếu có chỉ định về mặt y tế.
Thông qua kỹ thuật siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ xác định được vị trí của túi thai, phôi thai và phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung (nếu có).
Nguồn: Siêu âm thai: Các mốc siêu âm thai, chi phí, có biết được trai hay gái (tamanhhospital.vn)